Với những tác dụng vượt trội mà gạo lứt đem lại, những món ăn được chế biến từ gạo trắng thường được thay thế bằng gạo lứt. Long Châu sẽ hướng dẫn các bạn 2 cách làm bánh mì gạo lứt thơm ngon giàu dinh dưỡng vừa tốt vừa có thể ăn thoải mái mà không hề sợ tăng cân.
Gạo lứt có ích như thế nào với người giảm cân?
Gạo lứt chứa hàm lượng chất xơ cao gấp 2 lần so với gạo thường nên khi ăn bạn sẽ có cảm giác no lâu hơn. Ngoài ra, chất xơ khi vào đường ruột sẽ cuốn trôi hết những chất độc cặn bã bám ở thành bụng lâu ngày, đào thải chúng qua hệ bài tiết. Đây là lý do tại sao khi ăn gạo lứt một thời gian bạn sẽ thấy các số đo trên cơ thể giảm đi đáng kể. Bên cạnh đó, với chức năng này, gạo lứt còn ngăn ngừa được sự phát triển của tế bào ung thư.
Khác với những loại gạo bình thường gạo lứt không phải trải qua quá trình xay, giã nên giữ nguyên giá trị dinh dưỡng. Trong gạo lứt chứa nhiều vitamin B, mangan, selen và sắt, có tác dụng hiệu quả với những người bệnh tiểu đường, rối loạn mỡ máu và đặc biệt là béo phì.
Bên cạnh đó, gạo lứt còn chứa amma aminobutyric axit, squalene là những thành phần nổi tiếng có ích trong việc nuôi dưỡng làn da căng bóng. Ăn gạo lứt trong giai đoạn giảm cân giúp bạn khắc phục được nhược điểm da kém mịn màng, thô nhám.
Cách làm bánh mì gạo lứt từ bột
Để làm bánh mì gạo lứt bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu sau: 80g gạo lứt, 420g bột mì, 300ml nước, 25ml dầu ăn, 5g men nở khô.
/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/2_cach_lam_banh_mi_gao_lut_nguyen_chat_thom_ngon_tai_nha_2_0d537d45e6.png)
Trước tiên hãy xay gạo lứt thành bột mịn, dùng rây lọc đi lọc lại cho đến khi bột mịn nhất có thể. Tiếp tục thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị nhào bột
Lấy bột vừa xay trộn chung với bột mì, một ít đường nâu (tùy theo vị ngọt mà bạn muốn ăn) và men nở trộn đều. Cho thêm 25ml dầu ăn, 10gr giấm trộn đều cho đến khi bột hút hết nước thành một khối kết dính.
Bước 2: Nhào bột
Cho một ít bột vào lòng bàn tay xoa đều với một ít dầu ăn cho bột đỡ dính tay. Dùng lòng bàn tay ấn, miết mạnh và nhào cho đến khi bột tạo thành một khối dẻo mềm mịn, không còn dính tay nữa.
/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/2_cach_lam_banh_mi_gao_lut_nguyen_chat_thom_ngon_tai_nha_4_d1872150b5.jpeg)
Bước 3: Ủ bột
Cho bột vào một tô lớn, dùng màng bọc thực phẩm đậy kín miệng để ủ bột trong khoảng 30 – 40 phút cho đến khi bột nở gấp đôi.
Bước 4: Chia bột và tạo hình bánh
Lấy bột ra khỏi tô nhào lại một lần nữa rồi ủ thêm trong vòng 10 phút. Chia nhỏ thành nhiều phần, mỗi phần khoảng 10 – 15gr và thoa đều một ít dầu ăn đều lên mặt.
Bước 5: Nướng hoặc hấp bánh
Làm nóng lò ở nhiệt độ 240 độ C trong vòng 15 phút trước khi cho bánh vào nướng. Cho toàn bộ số bột đã chia vào nướng trong khoảng 8 phút ở nhiệt độ 240 độ C. Sau đó lấy ra xoay trở các mặt và tiếp tục nướng thêm lần 2 trong vòng 10 phút ở nhiệt độ 200 độ C cho đến khi bánh vàng đều. Với những ai không muốn ăn bánh nướng bạn có thể cho bánh vào nồi hấp khoảng 13 – 15 phút là bánh đã chín rồi.
Cách làm bánh mì gạo lứt từ cơm gạo lứt
Với cách làm bánh mì gạo lứt từ cơm gạo lứt bạn cần phải chuẩn bị: 150ml nước, 20g bơ, 3g muối, 1 quả trứng gà, 20g đường, 290g bột mì, cơm gạo lứt, 2g men nở baking soda.
Ở cách làm này bạn thực hiện theo những bước sau:
Bước 1: Nấu cơm
Vo gạo và ngâm trong nước ấm khoảng 40 độ trong vòng 30 – 40 phút. Sau khi ngâm vo gạo, cho vào lượng nước như khi nấu cơm bình thường và nấu chín bằng nồi cơm điện.
/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/2_cach_lam_banh_mi_gao_lut_nguyen_chat_thom_ngon_tai_nha_4_1_18515697c1.jpeg)
Bước 2: Nhào bột
Cho cơm đã chín và tất cả các nguyên liệu trên vào nhào cùng với nhau cho đến khi tạo thành một khối dẻo mịn không còn dính tay nữa.
Bước 3: Ủ bột
Cho bột vào một tô lớn, dùng bọc thực phẩm che kín để bột nghỉ trong khoảng 30 phút.
Bước 4: Chia bột và hấp bánh
Chia bột thành những khối nhỏ khoảng 10 – 15 gram và cho vào nồi lớn hấp trong khoảng 15 phút là bánh đã chín đều.
/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/2_cach_lam_banh_mi_gao_lut_nguyen_chat_thom_ngon_tai_nha_5_4f0f97e97f.jpeg)
Từ 2 cách làm bánh mì gạo lứt mà nhà thuốc Long Châu hướng dẫn dù có lò nướng hay không bạn có thể tự làm cho mình những ổ bánh mì gạo lứt thơm ngon ngay tại nhà. Hy vọng các bạn thành công với công thức này và con được món bánh mì gạo lứt dinh dưỡng làm phong phú hơn thực đơn mỗi ngày của mình.
Hoàng Vi
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Lưu ý: thông tin trong bài viết chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị bệnh. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.