Chủ Nhật, Tháng 2 23, 2025
spot_img
HomeMẹ BầuMang ThaiMẹ nằm ngửa bụng cứng khi mang thai có ảnh hưởng đến...

Mẹ nằm ngửa bụng cứng khi mang thai có ảnh hưởng đến sức khỏe hay không?


Mẹ bầu nằm ngửa bụng cứng khi mang thai thường xuyên bị ảnh hưởng nhiều nhất ở tháng thứ 4 của thai kỳ. Đối với những chị em lần đầu làm mẹ sẽ không tránh khỏi cảm giác lo lắng về những hệ lụy có thể xảy ra. Chính vì vậy mà mẹ bầu hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!

Nằm ngửa bụng cứng khi mang thai là do đâu?

Các cơn gò căng cứng bụng thường bắt đầu xuất hiện từ tuần thai thứ 17 – 18 trở đi, kéo dài từ 30 giây cho đến 2 phút. Tình trạng này gắn liền với cơ chế làm việc của cổ tử cung và hoạt động với mục đích làm quen với quá trình chuyển dạ sau này. Phản ứng chung của các bà mẹ khi gặp phải các cơn gò này là không có cảm giác đau, chỉ hơi khó chịu. Dưới đây là một số yếu tố điển hình gây ra tình trạng nằm ngửa bụng cứng khi mang thai mà các mẹ cần nắm rõ.

Gây đau dây chằng tròn

Trong suốt quá trình mang thai, tử cung sẽ có dấu hiệu giãn to ra gây áp lực lên cơ thể mẹ bầu. Cùng vì thế mà cơ và dây chằng phải căng ra, nếu kéo dài thì mẹ bầu sẽ không tránh khỏi được cơn những đau dây chằng tròn. Đặc biệt là đối với những trường hợp thai nhi đã khá lớn, cơn gò căng cứng bụng cũng diễn ra thường xuyên hơn. Cơn đau mà mẹ bầu phải trải qua có thể kéo dài từ vùng bụng hoặc vùng hông đến háng. Đi kèm với đó là một số triệu chứng có thể kể đến như:

  • Bụng của mẹ bầu có cảm giác căng cứng;
  • Liên tục đau mỏi khắp cơ thể, nhất là vùng hông bẹn;
  • Sau khi ngồi hoặc nằm quá lâu, mẹ bầu đứng dậy sẽ rất dễ bị đau buốt.

Mẹ bầu bị táo bón

Táo bón là một trong những vấn đề sức khỏe mà các chị em thường gặp nhất khi mang thai. Các chuyên gia xác định điều này xuất phát từ sự thay đổi lượng hormone trong cơ thể, từ đó giữ thức ăn ở lại trong đường ruột. Ngoài ra, lượng sắt có trong một số viên uống bổ sung để lại hậu quả khó lường về nguy cơ khó tiêu hóa, làm cứng phân.

Xem thêm  Cơ thể bà bầu cần bao nhiêu vitamin C mỗi ngày để khỏe mạnh?

Bệnh lý này có sức chi phối không nhỏ đến đời sống hằng ngày của mẹ bầu, gây ra nhiều bất tiện. Không những thế còn tạo ra các cơn gò căng cứng bụng khi mang thai, thậm chí là mẹ có thể bị chuột rút.

Táo bón là một nguyên nhân dẫn đến nằm ngửa bụng cứng khi mang thai

Co thắt Braxton Hicks

Cơn co thắt Braxton Hicks hay còn được gọi là co thắt thực quản hay chuyển dạ giả, chúng xuất hiện nhiều nhất từ tháng thai thứ 4. Khi có sự thúc đẩy của một số hoạt động trong quá trình mang thai sẽ làm tăng mức độ ảnh hưởng các cơn co thắt. Cũng chính vì thế mà mẹ bầu nằm ngửa bụng cứng khi mang thai có thể biểu hiện nghiêm trọng hơn. Một số hoạt động chi phối tần suất của cơn co thắt Braxton Hicks bao gồm:

  • Thai nhi cử động mạnh;
  • Mẹ bầu có cảm giác buồn tiểu nhưng không đi vệ sinh, khiến cho vùng bàng quang bị đầy;
  • Vận động hoặc làm việc quá sức, không được nghỉ ngơi điều độ;
  • Quan hệ tình dục;
  • Có biểu hiện mất nước.

Tuy nhiên, mẹ bầu cũng không cần quá lo lắng vì các cơn co thắt hoạt động với mục đích hỗ trợ chuyển dạ và sinh nở dễ dàng hơn. Một điều mà mẹ cần lưu ý đó là cơn cơ thắt Braxton Hicks hoàn toàn khác so với các cơn gò tử cung dọa sinh non. Điều này có thể phân biệt thông qua một số dấu hiệu dưới đây:

  • Cơn co thắt Braxton Hicks kéo dài trung bình trong khoảng 30 – 60 giây.
  • Không để lại bất kỳ cảm giác đau đớn nào, các phản ứng đơn thuần chỉ là sự khó chịu hoặc căng tức.
  • Tần suất diễn ra không thường xuyên nên rất khó dự đoán, hầu như thường xảy ra khi mẹ bầu nằm ngửa.
  • Càng về những giai đoạn cuối cùng của thai kỳ, tần suất ảnh hưởng của các cơn co thắt vẫn không tăng lên. Cùng với đó khoảng thời gian căng cứng và cường độ co thắt cũng không nặng nề như thời điểm chuyển dạ.
Xem thêm  Ăn gì cho thai nhi tăng cân nhanh? Bà bầu cần biết!

Bụng căng cứng khi mang thai có nguy hiểm không?

Theo thời gian, bụng bầu sẽ ngày càng to ra có biểu hiện căng dần lên để phù hợp với sự phát triển của thai nhi. Kéo theo đó là những phát sinh liên quan đến tình trạng nằm ngửa bụng cứng khi mang thai.

Các cơn gò căng cứng bụng có thể không gây nguy hiểm đến sức khỏe. Tuy nhiên trong quá trình mang thai chúng trở nên thường xuyên hơn, đặc biệt là lúc nằm ngửa thì mẹ bầu lưu ý những dấu hiệu sau đây:

  • Mẹ bầu thử thay đổi tư thế từ nằm ngửa sang nằm nghiêng, nếu cơn căng cứng bụng biến mất nhưng không gây đau thì không có gì nguy hiểm.
  • Ngược lại, nếu nằm ngửa mà bụng bầu căng cứng đi kèm với các cơn gò theo nhịp hay liên tục đau quặn thắt thì hết sức chú ý bởi đây có thể là hiện tượng cảnh báo chuyển dạ sớm, dọa sinh non nguy hiểm.
  • Nếu như các cơn đau càng trở nên dữ dội, đau âm ỉ vùng bụng dưới và hơn thế nữa còn tiết ra dịch nhầy hoặc vỡ ối sớm thì mẹ bầu cần được đưa đến bệnh viện nhanh chóng.
Mẹ nằm ngửa bụng cứng khi mang thai có ảnh hưởng đến sức khỏe hay không? 2
Nhiều bà mẹ cảm thấy lo ngại về cơn gò căng cứng bụng trong giai đoạn thai kỳ

Mối lo ngại về thói quen nằm ngửa của mẹ bầu

Tư thế nằm ngửa được rất nhiều bà mẹ ưa chuộng vì mức độ thoải mái cũng như tránh được cảm giác đau lưng khi mang thai. Thế nhưng, việc mẹ bầu thường xuyên nằm ngửa từ tuần thai thứ 20 trở đi sẽ tác động không tốt đến thể trạng của thai nhi.

Trong khoảng thời gian này, trọng lượng của thai nhi ngày càng lớn lên. Điều này gây ra hiện tượng nén động mạch chủ ở tử cung, đồng thời làm suy giảm lượng máu cung cấp cho thai nhi. Thói quen nằm ngửa về lâu dài còn làm gián đoạn quá trình cung cấp oxy thai, nếu nghiêm trọng sẽ dẫn đến thai chết lưu.

Các chuyên gia khuyến khích mẹ bầu nằm nghiêng và nghiêng về bên trái, khi đó thai nhi sẽ được tiếp nhận đủ nguồn oxy để phát triển. Bên cạnh đó, lựa chọn các loại gối ngủ thích hợp sẽ cải thiện chất lượng giấc ngủ của mẹ bầu, giảm đau lưng và khó chịu.

Xem thêm  Dọa sảy thai ra máu bao lâu? Mẹ bầu nên xử trí thế nào?
Mẹ nằm ngửa bụng cứng khi mang thai có ảnh hưởng đến sức khỏe hay không? 3
Tư thế nằm ngửa tác động tiêu cực đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi

Nên làm gì để tránh căng cứng bụng khi mang thai?

Có thể nói những lo lắng của các mẹ khi nằm ngửa bụng cứng khi mang thai không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Việc giảm thiểu cơn đau nhức có thể phụ thuộc vào việc xây dựng chế độ dinh dưỡng cũng như thói quen sinh hoạt phù hợp. Một số lời khuyên hữu ích mà mẹ bầu nên áp dụng chẳng hạn như:

  • Bổ sung đủ nước cho cơ thể, uống nước với từng ngụm nhỏ. Mục đích là tránh được nguy cơ mất nước để hỗ trợ cơ thể tiêu hóa tốt hơn, phòng ngừa táo bón.
  • Thay đổi các tư thế như đứng lên, nằm xuống bởi mẹ bầu sẽ không biết được tư thế mình đang dùng có thể chèn ép lên tử cung.
  • Hạn chế nhịn tiểu để giảm áp lực lên bàng quang.
  • Thư giãn bằng cách tắm vòi sen, tắm nước ấm.
  • Thực hiện các bài tập vận động nhẹ nhàng cho phụ nữ có thai như thiền, yoga…
  • Chia các bữa ăn chính thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày, tăng cường bổ sung chất xơ giúp loại bỏ táo bón.
  • Giảm quan hệ tình dục khi đang mang thai.
Mẹ nằm ngửa bụng cứng khi mang thai có ảnh hưởng đến sức khỏe hay không? 4
Thay đổi chế độ dinh dưỡng hằng ngày sẽ giảm thiểu cơn đau nhức

Nằm ngửa bụng cứng khi mang thai là một tình trạng hết sức phổ biến, điều may mắn là nó không gây nguy hiểm đến sức khỏe nếu mẹ thay đổi sớm. Mẹ hãy cố gắng điều chỉnh tư thế nằm và thay đổi lối sống sinh hoạt để ngăn ngừa cơn đau chuyển biến nặng nề hơn. Hãy tiếp tục đồng hành cùng Nhà thuốc Long Châu và chúc các bạn có thật nhiều sức khỏe.



Theo Nhà Thuốc Long Châu

Lưu ý: thông tin trong bài viết chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị bệnh. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Bài viết liên quan
- Advertisment -spot_img

Bài viết mới

Recent Comments