Một số thông tin cho rằng nên tập thể dục khi bụng đói để tăng cường việc đốt cháy mỡ và cải thiện hiệu suất tập luyện. Tuy nhiên điều này hoàn toàn trái ngược với những cơ sở khoa học.
Có nên tập thể dục khi bụng đói là một chủ đề gây nhiều tranh cãi và quan điểm khác nhau. Dưới đây là một số lợi ích và tác hại khi tập thể dục lúc bụng đói, cũng như những lời khuyên để bạn quyết định xem phương pháp này có phù hợp với mình hay không nhé!
Lợi ích tập thể dục khi bụng đói
Đốt cháy mỡ
Tập thể dục khi đói có thể khiến cơ thể phụ thuộc vào mỡ làm nguồn năng lượng thay vì glucose từ thức ăn. Khi không có calo từ thức ăn, cơ thể sẽ chuyển sang sử dụng mỡ làm nguồn nhiên liệu cho các hoạt động vận động.
Cảm giác nhẹ nhàng
Tập thể dục khi bụng đói có thể giúp một số bạn không còn cảm giác “nặng bụng” từ thức ăn trong dạ dày có thể làm cho bạn cảm thấy thoải mái hơn và linh hoạt hơn khi tập luyện.
Với những bài tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ nhanh, chạy bộ nhẹ hoặc đạp xe, tập luyện aerobic với cường độ vừa phải (khoảng 70 – 80% nhịp tim tối đa) có thể thực hiện khi bụng đói.
Tiết kiệm thời gian
Tập luyện khi đói có thể giúp bạn tiết kiệm thời gian, vì bạn không cần phải dành thời gian chờ đợi tiêu hóa thức ăn trước khi tập luyện.
Tác hại tập thể dục khi bụng đói
Tập thể dục khi bụng đói tiềm ẩn nhiều rủi ro sức khỏe mà bạn phải đối diện:
Mất năng lượng và hiệu suất
Trước khi tập thể dục, cơ thể cần một số dưỡng chất để có đủ năng lượng. Điều này giúp bạn duy trì cường độ tập luyện cao hơn và hiệu quả hơn.
Tập thể dục khi bụng đói, cơ thể bạn không có đủ năng lượng từ thức ăn có thể làm giảm hiệu suất tập luyện và dẫn đến nhanh mệt mỏi. Thiếu năng lượng có thể làm giảm khả năng tập trung và làm tăng nguy cơ chấn thương do thiếu sự nâng đỡ của các cơ.
Rủi ro sức khỏe
Tập luyện khi bụng đói có thể dẫn đến hạ đường huyết, gây mệt mỏi, chóng mặt hoặc ngất xỉu, nguy cơ gây ra chấn thương, thiếu năng lượng có thể làm suy yếu hệ miễn dịch và tăng nguy cơ bị bệnh.
Rủi ro với cơ bắp
Trong một số trường hợp, tập luyện khi đói có thể dẫn đến việc cơ thể sử dụng cơ bắp để cung cấp năng lượng thay vì mỡ. Mặc dù cơ thể buộc phải đốt cháy chất béo để lấy nhiên liệu sau vài giờ nhịn ăn, nhưng nó không nhất thiết làm giảm lượng mỡ tích trữ. Không có năng lượng từ thức ăn cung cấp cho việc tập luyện có thể làm phá hủy cơ bắp. Đặc biệt là trong các buổi tập luyện cường độ cao, cơ bắp cần nhiều năng lượng để hoạt động hiệu quả.
Khi bạn tập luyện với dạ dày rỗng, cơ thể có thể bắt đầu phá vỡ protein trong mô cơ để lấy năng lượng thay vì đốt cháy mỡ. Điều này không chỉ giảm khối lượng cơ bắp mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và hiệu suất tập luyện.
Vấn đề về dạ dày
Tập luyện khi đói có thể gây ra vấn đề về tiêu hóa như buồn nôn, trào ngược axit dạ dày hoặc đau bụng. Dạ dày rỗng có thể gây ra cảm giác không thoải mái khi tập luyện.
Ảnh hưởng đến giấc ngủ
Thiếu năng lượng từ thức ăn có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và làm giảm khả năng phục hồi cơ bắp sau khi tập luyện.
Tăng cảm giác đói sau khi tập luyện
Tập luyện khi đói có thể làm tăng cảm giác đói sau khi tập, dẫn đến việc tiêu thụ thêm lượng calo không cần thiết sau đó.
Ảnh hưởng tới tâm trạng tập luyện
Thiếu năng lượng từ thức ăn có thể ảnh hưởng đến tâm trạng và cảm xúc của bạn, gây ra cảm giác căng thẳng hoặc khó chịu, dễ chán nản và từ bỏ các bài tập tăng cường.
Tập thể dục khi bụng đói có thể mang lại một số thuận tiện hơn trong lịch trình sinh hoạt hàng ngày của bạn, nhưng cũng đi kèm với những rủi ro và tác hại. Tập luyện khi đói bụng không phải là một phương pháp hiệu quả và an toàn để giảm cân. Thay vào đó, bạn hãy chú trọng vào việc duy trì một chế độ ăn uống cân đối và tập luyện đều đặn để đạt được kết quả tốt nhất cho sức khỏe và vóc dáng của bạn.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, tuyệt đối không làm theo hướng dẫn của bài viết.