Niềng răng là phương pháp chỉnh nha hiệu quả và đem đến nhiều tác dụng tích cực cho người can thiệp. Tuy nhiên khi thực hiện, bạn cần phải kiên trì theo đuổi mục tiêu và điều chỉnh chế độ ăn để tối ưu kết quả nhận về. Vậy niềng răng ăn cháo bao lâu và cần lưu ý những gì về chế độ dinh dưỡng khi chỉnh nha theo cách này?
Tìm hiểu về niềng răng
Trong các kỹ thuật chỉnh nha, có thể nói niềng răng là phương pháp phổ biến nhất và đem đến kết quả rất ấn tượng. Khi tiến hành, bác sĩ nha khoa sẽ sử dụng bộ khí cụ bằng hợp kim hoặc nhựa cao cấp để điều chỉnh những chiếc răng mọc lệch lạc về đúng vị trí của chúng trên cung hàm.
Quá trình niềng răng thường kéo dài từ 12 – 36 tháng. Một số ít trường hợp răng lệch lạc ở mức độ nhẹ, không đáng kể thì có thể can thiệp nhanh trong vòng chưa đầy 1 năm.
Trước khi bắt đầu chỉnh nha, bạn sẽ được chụp X-quang vùng xương hàm mặt để xác định rõ mức độ sai lệch và vị trí, hướng mọc của từng chân răng. Ngoài ra, việc nhổ bỏ răng cũng thực sự cần để tạo khoảng trống hàm, hỗ trợ tích cực vào việc làm đều các răng ở vị trí mặt tiền.
Thời gian siết răng sẽ thay đổi tùy theo thực trạng, giai đoạn và cách thức niềng răng. Nếu bạn niềng răng mắc cài thì tần suất siết răng sẽ khá dày. Ngược lại nếu niềng răng bằng khay trong suốt thì chu kỳ thăm khám sẽ dãn cách hơn.
Niềng răng được áp dụng cho độ tuổi từ 12 – 50. Trong đó giai đoạn lý tưởng nhất là 12 – 16 tuổi. Đây là thời điểm trẻ vừa hoàn thành quá trình thay răng sữa bằng răng vĩnh viễn, cung hàm đang trong giai đoạn phát triển, có độ linh động cao. Vậy nên hiệu quả can thiệp sẽ cao hơn, thời gian can thiệp cũng được rút ngắn đáng kể.
Niềng răng đem đến rất nhiều tác dụng tích cực, cụ thể như sau:
- Tăng tính thẩm mỹ cho vùng miệng vì giúp cải thiện hiệu quả tình trạng răng móm, răng thưa, răng khấp khểnh, răng hô,…
- Khắc phục nhanh hiện tượng lệch khớp cắn, giúp việc ăn nhai diễn ra thuận lợi hơn.
- Giúp ngăn ngừa, giảm thiểu các bệnh lý răng miệng.
- Cải thiện chức năng phát âm và phòng ngừa chứng rối loạn khớp thái dương hàm.
Vì sao nên ăn cháo trong giai đoạn đầu niềng răng?
Thời gian đầu niềng răng, bác sĩ nha khoa thường khuyên người can thiệp nên ăn cháo trong giai đoạn đặc biệt này. Vậy vì sao bạn nên ăn cháo khi bắt đầu chỉnh nha?
Khi mới niềng, người can thiệp cần nhổ bỏ một số chiếc răng mọc lệch lạc, dư thừa hoặc không thực sự cần thiết. Đặc biệt là răng khôn – răng số 8. Lúc này vùng hàm lợi sẽ sang chấn mạnh và đi kèm sưng viêm nên khá đau đớn. Vậy nên việc làm bạn với thức ăn mềm như cháo để giảm áp lực ăn nhai là thực sự cần thiết.
Ở giai đoạn mới chỉnh nha, người can thiệp chưa quen với sự hiện diện của khí cụ nên sẽ cảm thấy khó chịu. Kèm theo đó lực siết của dây cung cũng dễ sinh cảm giác đau nhức răng. Do đó việc làm nhỏ thức ăn không thể diễn ra suôn sẻ như bình thường. Chính vì thế chúng ta cần ăn cháo để răng, hàm có thời gian nghỉ ngơi và thích nghi dần.
Việc ăn cháo sẽ giúp cho khí cụ không bị xô lệch, giữ đúng vị trí và duy trì tốt tác động của chúng trên cung hàm. Nhờ vậy mà hỗ trợ tích cực vào tiến trình chỉnh nha.
Niềng răng ăn cháo bao lâu?
Niềng răng ăn cháo bao lâu là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm vì không phải ai cũng hứng thú với đồ ăn này. Trong khi đó nếu không sử dụng cháo thì sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả niềng răng và có thể gây tổn hại sức khỏe.
Theo chia sẻ của các chuyên gia thì trong thời gian đầu, khi mới đeo khí cụ, bạn nên ăn cháo trong vòng 3 – 7 ngày.
- Với những người niềng răng invisalign, thời gian ăn cháo sẽ ngắn hơn vì khí cụ có thể tháo lắp dễ dàng, việc ăn nhai không gây ảnh hưởng đến phương pháp can thiệp.
- Với người dùng mắc cài để chỉnh nha thì thời gian ăn cháo sẽ lâu hơn bởi họ cần có thời gian để quen dần với khí cụ niềng răng.
Sau mỗi lần siết răng thì việc ăn cháo cũng thực sự cần thiết vì lúc này dưới tác dụng của dây cung, áp lực lên răng sẽ tăng lên và xuất hiện cảm giác đau đớn. Để tránh tình trạng này diễn ra nặng hơn, bạn nên ăn cháo trong 1 – 2 ngày.
Lưu ý, đây chỉ là khuyến cáo chung nhưng tùy từng trường hợp để bạn điều chỉnh thời gian ăn cháo cho hợp lý. Ví dụ: Nếu không phải nhổ răng và sử dụng khay trong suốt thì chỉ sau 1 ngày bạn đã có thể ăn uống như bình thường. Ngược lại nếu nhổ bỏ nhiều răng, gắn mắc cài thì thời gian ăn cháo có thể lên tới 12 – 15 ngày.
Một số lưu ý về chế độ ăn trong giai đoạn niềng răng
Việc điều chỉnh chế độ ăn trong giai đoạn niềng răng là nhằm tối ưu hai mục đích cơ bản, đó là:
- Ngăn ngừa và hạn chế tác động tiêu cực lên răng và khí cụ niềng răng.
- Bổ sung dinh dưỡng, phòng tránh tình trạng sụt cân do tiêu hóa kém đồng thời bổ sung vi chất giúp răng chắc khỏe và đẩy nhanh tốc độ phục hồi tổn thương do nhổ răng gây ra.
Một số điều bạn cần lưu ý trong giai đoạn niềng răng như sau:
- Chỉ sử dụng những loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như cháo, sinh tố, sữa, súp,… để không cần phải cắn, nhai khi dung nạp dinh dưỡng.
- Ăn đủ các thành phần dưỡng chất: Chất đạm, chất béo, chất đường bột, chất xơ, vitamin và khoáng chất. Không kiêng khem quá mức nhưng cần làm mềm trước khi thưởng thức.
- Với những đồ ăn có kích thước lớn thì nên cắt nhỏ. Nếu sử dụng nước ngọt thì nên dùng ống hút để thành phần này không tiếp xúc với răng.
- Không nên ăn thành bữa lớn mà chia nhỏ thực đơn mỗi ngày. Sau mỗi lần ăn cần vệ sinh nhẹ nhàng để loại bỏ mảng bám. Chú ý không thao tác mạnh tay để tránh gây phản tác dụng.
- Nói không với các thực phẩm có nhiều vụn nhỏ vì chúng có thể mắc kẹt vào khí cụ, chân răng và gây ra các bệnh răng miệng.
- Tránh xa các thực phẩm cứng, dai, cần đến lực cắn và lực nhai lớn vì chúng có thể làm xô lệch khí cụ và gây đau răng, sang chấn vùng lợi.
- Hạn chế tối đa việc sử dụng thực phẩm cay, nóng, có tính axit cao hoặc độ ngọt lớn. Đặc biệt nên từ bỏ thói quen ăn đồ nếp vì đại diện này sẽ làm tăng mức độ sưng viêm ở vùng hàm lợi.
Tóm lại, niềng răng ăn cháo bao lâu không chỉ dựa trên chỉ định của bác sĩ mà còn tùy thuộc vào sự thích nghi khi niềng răng của mỗi người. Nếu không ăn cháo, bạn vẫn có thể dùng các loại thức ăn mềm khác, miễn thuận lợi cho việc nhai nuốt, không gây khó chịu cơ miệng và vệ sinh dễ dàng là được.
Xem thêm:
- Hàm giữ khoảng là gì? Phân loại và công dụng chính
- Những điều cần biết về nhổ răng khôn bị sâu hàm trên
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, tuyệt đối không làm theo hướng dẫn của bài viết.