Thứ hai, Tháng mười hai 23, 2024
spot_img
HomeTiêm ChủngSốt xuất huyết ở trẻ em: Nguyên nhân và triệu chứng thường...

Sốt xuất huyết ở trẻ em: Nguyên nhân và triệu chứng thường gặp


Triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em khá giống với dấu hiệu ốm sốt thông thường nên nhiều phụ huynh không phát hiện kịp thời, dẫn đến biến chứng bệnh nặng hơn. Hiện chưa có thuốc đặc trị và vaccine phòng sốt xuất huyết nên bố mẹ cần cẩn trọng hơn trong việc phòng và chữa bệnh cho con. 

Bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em

Bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em hay người lớn là bệnh truyền nhiễm cấp tính. Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh là do sự xâm nhập của virus Dengue, thông qua vật truyền nhiễm trung gian là muỗi vằn. Vì lý do này là mỗi mùa mưa đến, thời điểm muỗi vằn phát triển nhiều nhất cũng là lúc sốt xuất huyết hoành hành. 

Sốt xuất huyết ở trẻ em thường phổ biến vào mùa hè 

Khi người bị muỗi đốt, virus theo máu vào trong cơ thể muỗi và khi muỗi bay đi đốt những vật chủ khác, lượng virus này được lây truyền nhanh chóng do trực tiếp xâm nhập vào máu người bệnh. 

Có thể nói bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em và người lớn đang trở thành nỗi lo ngại của cả cộng đồng khi bệnh ngày một tiến triển xấu, có nguy cơ hình thành dịch và gây tổn hại sức khỏe một cách nghiêm trọng. Đặc biệt là ở trẻ em, biến chứng sốt xuất huyết nặng hơn và nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng cũng cao hơn.

Nguyên nhân khiến trẻ bị sốt xuất huyết

Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em hỗ trợ khá tốt trong việc điều trị cũng như ngăn ngừa bệnh tái phát. Như bạn đã biết, tác nhân gây ra bệnh sốt xuất huyết tác nhân gây ra bệnh sốt xuất huyết là virus Dengue, virus truyền bệnh thông qua trung gian là muỗi Aedes aegypti. Loại virus này truyền nhiễm chủ yếu do muỗi vằn, một chủng thuộc chi Aedes đốt. Đặc biệt chỉ có muỗi vằn cái mới đốt người và lây truyền bệnh sốt xuất huyết. 

Loài muỗi này thường hoạt động vào ban ngày và lây truyền virus gây sốt xuất huyết rất nhanh chóng, chỉ qua một lần đốt. Bị muỗi vằn mang virus Dengue đốt chính là nguyên nhân chính gây sốt xuất huyết ở trẻ em. 

Nhiều người nghĩ rằng khi trẻ đã bị sốt xuất huyết rồi sẽ không bị lại nữa nhưng thực tế không phải vậy. Các bác sĩ cho biết có đến 4 chủng virus Dengue khác nhau gây bệnh, bao gồm DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Bệnh nhân khi nhiễm chủng virus nào sẽ có khả năng tạo miễn dịch với chủng đó nhưng miễn dịch với những chủng còn lại. Có nghĩa là khi bị sốt xuất huyết, trẻ vẫn có khả năng nhiễm bệnh do chủng virus khác xâm nhập. 

Xem thêm  Nên tiêm vắc xin lao cho trẻ sơ sinh càng sớm càng tốt

Triệu chứng cảnh báo sốt xuất huyết ở trẻ em

Triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em có sự khác biệt ở mỗi giai đoạn của bệnh, cụ thể như: 

Nhận biết sốt xuất huyết ở trẻ em trong giai đoạn sốt

Giai đoạn đầu tiên của bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em là sốt cao, trẻ có hiện tượng nóng ran và phát sốt lên đến 39 – 40 độ C trong 2 – 5 ngày sau khi nhiễm bệnh. Ngoài sốt cao phụ huynh còn cần lưu ý đến những biểu hiện ở trẻ như: 

  • Sốt cao liên tục, không thuyên giảm dù đã chườm lạnh và dùng thuốc hạ sốt. 
  • Trẻ bị đau đầu, đau cơ, đau nhức toàn thân, không có sức lực, chán ăn, hắt hơi, sổ mũi,…
  • Trẻ có biểu hiện xuất huyết dưới da hoặc chảy máu cam, chảy máu chân răng, nổi phát ban trên cơ thể,…
Sốt xuất huyết ở trẻ em: Nguyên nhân và triệu chứng thường gặp 2
Sốt cao là triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em ở giai đoạn đầu

Biểu hiện sốt xuất huyết ở trẻ em khi đến giai đoạn nguy hiểm

Đây vừa là giai đoạn nguy hiểm với sức khỏe của trẻ, vừa là thời điểm quyết định để điều trị bệnh nên phụ huynh cần hết sức chú ý đến con, nhận biết sớm để có phương án điều trị kịp thời. Nếu chậm trễ chữa trị khi đến giai đoạn này, trẻ có khả năng nguy kịch rất cao. 

Giai đoạn nguy hiểm đối với sốt xuất huyết ở trẻ em là từ ngày mắc bệnh thứ 3 đến ngày thứ 7. Khi này trẻ có thể không còn sốt cao nữa nhưng đây không phải dấu hiệu trẻ khỏi bệnh mà là lúc xuất hiện dấu hiệu tăng tính thấm thành mạch, thoát huyết tương. Biểu hiện cụ thể là bứt rứt, vật vã, lờ đờ, ngủ li bì, ít đi tiểu, tụt huyết áp, xuất huyết nội tạng, khát nước,…

Xem thêm  Trẻ 26 tháng có uống Rota được không? Thời điểm vàng cho trẻ uống Rota

Sốt xuất huyết ở trẻ em trong giai đoạn phục hồi

Bước qua giai đoạn nguy hiểm trẻ sẽ dần chuyển sang giai đoạn phục hồi. Cơ thể trẻ dần hồi phục sức khỏe và có những dấu hiệu cải thiện đáng mừng như đi tiểu nhiều hơn, ăn tốt hơn, trẻ có cảm giác thèm ăn, huyết áp dần trở nên ổn định,…

Cách điều trị khi trẻ bị sốt xuất huyết

Trường hợp trẻ em bị sốt xuất huyết, cha mẹ không được tự ý điều trị tại nhà. Vì vậy, khi nhận thấy con có dấu hiệu bị sốt xuất huyết, phụ huynh cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất hoặc bệnh viện để được thăm khám, điều trị đúng cách dưới sự giám sát, thăm khám thường xuyên của bác sĩ. Phương pháp điều trị sốt xuất huyết ở trẻ chủ yếu tập trung vào việc điều trị triệu chứng như hạ sốt, bù nước, truyền dịch… 

Tùy vào triệu chứng mà trẻ gặp phải khi mắc bệnh sốt xuất huyết mà các bác sĩ sẽ có những chỉ định điều trị riêng. Một số trường hợp nhẹ có thể được chỉ định điều trị ngoại trú dưới sự hướng dẫn và theo dõi chặt chẽ của các bác sĩ. Tuy nhiên đa số các trường hợp trẻ mắc sốt xuất huyết cần nhập viện và điều trị kịp thời.

Các trường hợp nhẹ được chỉ định điều trị ngoại trú, phụ huynh có thể thực hiện các biện pháp:

  • Uống thuốc hạ sốt có thành phần paracetamol nếu trẻ sốt trên 38.5 độ C.
  • Nếu trẻ sốt cao không thuyên giảm, phụ huynh kết hợp cho trẻ uống paracetamol và lau người bằng nước ấm, mặc quần áo thoáng mát.
  • Bù nước và chất điện giải bằng đường uống với nước sôi để nguội, nước điện giải, nước cháo loãng, nước trái cây.
  • Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ cơ thể khi trẻ bị sốt xuất huyết.
  • Báo ngay cho bác sĩ điều trị khi nhận thấy dấu hiệu bất thường hoặc sốt cao liên tục mặc dù đã áp dụng cách hạ sốt như hướng dẫn. 
  • Nên cho trẻ ăn thực phẩm mềm, dễ tiêu, giàu dinh dưỡng như cháo, canh, súp, sữa, nước trái cây,…
  • Nên để trẻ nằm nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh hoặc làm việc quá sức, thường xuyên lau người cho trẻ bằng nước ấm và mặc quần áo thấm hút mồ hôi, rộng rãi thoáng mát.
Xem thêm  Mẹ nên tiêm chủng mở rộng hay dịch vụ cho trẻ?
Sốt xuất huyết ở trẻ em: Nguyên nhân và triệu chứng thường gặp 3
Trẻ cần bổ sung nước thường xuyên để nhanh chóng phục hồi sức khỏe

Sốt xuất huyết ở trẻ em tuy là bệnh lý nguy hiểm, diễn biến nhanh nhưng nếu phát hiện kịp thời thông qua những triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ, có cách điều trị đúng, chuẩn y khoa thì sức khỏe không đáng lo ngại. Ngoài việc chăm sóc tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ, phụ huynh cũng nên thường xuyên trò chuyện, động viên để trẻ giữ tinh thần vui vẻ, phấn chấn hơn trong thời gian điều trị.

Số ca tử vong do sốt xuất huyết ở trẻ em đang tăng lên qua các năm, trở thành mối lo lớn của nhiều bậc cha mẹ. Hiện chưa có thuốc đặc trị sốt xuất huyết, nên việc phòng bệnh là hết sức quan trọng.

Hiện tại, vắc xin phòng ngừa xuất huyết đã được Bộ Y tế phê duyệt và cấp phép lưu hành tại Việt Nam vào tháng 5/2024. Trẻ em từ 4 tuổi và người lớn có thể tiêm vắc xin phòng ngừa sốt xuất huyết Qdenga. Vắc xin này được chỉ định tiêm 2 mũi, cách nhau 3 tháng. Đây là loại vắc xin sốt xuất huyết của Takeda đã được triển khai tiêm rộng rãi tại hơn 40 quốc gia.

Vắc xin Qdenga có hiệu quả phòng ngừa cả 4 tuýp virus sốt xuất huyết gây bệnh (DEN1, DEN2, DEN3, DEN4). Đặc biệt, vắc xin có hiệu quả phòng ngừa tái nhiễm cho người từng mắc sốt xuất huyết. Sau khi hoàn thành 2 mũi tiêm Qdenga có hiệu lực bảo vệ phòng bệnh sốt xuất huyết được xác nhận do virus với tỷ lệ 80,2% sau 12 tháng và ngăn ngừa nhập viện với hiệu quả 90,4% sau 18 tháng. 

Xem thêm:

  • Tại sao sốt xuất huyết lại giảm tiểu cầu?
  • Dấu hiệu giảm tiểu cầu khi bị sốt xuất huyết bạn không thể xem thường



Theo Nhà Thuốc Long Châu

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, tuyệt đối không làm theo hướng dẫn của bài viết.

Bài viết liên quan
- Advertisment -spot_img

Bài viết mới

Recent Comments