“Suy nhược thần kinh có tự khỏi không?” luôn là nỗi trắc trở của hầu hết mọi người. Suy nhược thần kinh ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần của người bệnh. Họ luôn mong muốn tìm cách giảm các triệu chứng để sớm quay lại cuộc sống ban đầu.
Suy nhược thần kinh là gì?
Suy nhược thần kinh là tình trạng vỏ não bị rối loạn chức năng xảy ra do thần kinh bị căng thẳng kéo dài. Nguyên nhân có thể bắt nguồn từ áp lực cuộc sống, làm việc quá tải, suy nghĩ quá nhiều khiến cho quá trình phục hồi và thư giãn của cơ thể bị gián đoạn.
Suy nhược thần kinh có thể xảy ra ở mọi đối tượng và mọi độ tuổi. Đặc biệt, những người thường xuyên sử dụng thiết bị điện tử trong thời gian dài cũng có thể bị suy nhược thần kinh. Tuy nhiên, nữ giới có tỷ lệ mắc bệnh suy nhược thần kinh cao hơn nam giới.
Vì sao bị suy nhược thần kinh?
Suy nhược thần kinh thường do các nguyên nhân sau đây gây ra:
- Thức khuya thường xuyên;
- Ngủ không đủ giấc;
- Thường xuyên làm việc căng thẳng kéo dài;
- Áp lực từ học hành, công việc, gia đình, cuộc sống,…;
- Tổn thương trong chuyện tình cảm;
- Lối sống thiếu lành mạnh, thường xuyên sử dụng các chất gây nghiện hoặc các chất kích thích thần kinh.
Những nguyên nhân trên thường xuyên xuất hiện trong lối sống hiện đại ngày nay làm ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống và hiệu suất làm việc của người bệnh.
Biểu hiện của suy nhược thần kinh
Suy nhược thần kinh mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng khiến chất lượng cuộc sống giảm sút. Vì vậy, bạn nên lắng nghe biểu hiện của cơ thể để tìm cách khắc phục càng sớm càng tốt. Người bị suy nhược thần kinh có các biểu hiện sau đây:
Mất ngủ kéo dài
Trong giai đoạn đầu, người bị suy nhược thần kinh thường xuyên bị rối loạn giấc ngủ và hay trằn trọc về đêm. Tình trạng mất ngủ này có thể kéo dài nhiều tuần, nhiều tháng hoặc cả năm nếu như người bệnh không chữa trị kịp thời.
Hội chứng kích thích suy nhược
Người bệnh nhạy cảm với âm thanh có cường độ lớn hoặc ánh sáng có cường độ quá cao. Lúc này, người bệnh sẽ có các biểu hiện mệt mỏi, chóng mặt, hoa mắt,…
Vấn đề xương khớp
Rối loạn chuyển hóa
Người bệnh suy nhược thần kinh trong thời gian dài có thể bị tim đập nhanh, huyết áp giảm, rối loạn tiêu hóa,… Đối với bệnh nhân nữ, rối loạn kinh nguyệt có thể xảy ra.
Bệnh tiến triển nặng hơn
Suy nhược thần kinh có thể tiến triển nặng hơn thành các bệnh tâm lý nặng hơn như trầm cảm và rối loạn lo âu.

Suy nhược thần kinh có nguy hiểm không?
Suy nhược thần kinh không nguy hiểm và không ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên, suy nhược thần kinh khiến người bệnh suy giảm chất lượng cuộc sống và có thể dẫn tới nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác như trầm cảm, tim mạch, rối loạn lo âu,…
Suy nhược thần kinh có tự khỏi không?
Suy nhược thần kinh trong giai đoạn đầu có thể tự khỏi bằng cách nghỉ ngơi hợp lý. Người bệnh nên duy trì các thói quen lành mạnh như tập thể dục, ngủ đủ giấc, ăn uống đầy đủ và thư giãn phù hợp.

Cách giảm suy nhược thần kinh tại nhà
Người bệnh có thể được điều trị suy nhược thần kinh bởi bác sĩ chuyên khoa tâm thần. Tuy nhiên, một số cách khác cũng có thể giúp bạn giảm suy nhược thần kinh ngay tại nhà được các chuyên gia y tế khuyến cáo áp dụng.
Duy trì lối sống lành mạnh
Lối sống lành mạnh sẽ giúp cho mọi người ngăn ngừa và giảm triệu chứng của nhiều bệnh lý, không chỉ suy nhược thần kinh. Một chế độ sinh hoạt lành mạnh cần có sự kết hợp của nhiều yếu tố, sau đây là các nguyên tắc bạn nên áp dụng:
- Ăn uống đủ chất, bổ sung thêm các loại thực phẩm như chuối, trứng, sữa, thịt gà,… chứa nhiều tryptophan;
- Hạn chế làm việc quá sức, cần nghỉ ngơi đúng lúc và chăm sóc bản thân;
- Không dùng các chất gây nghiện, chất kích thích như trà, cà phê, bia rượu, thuốc lá,…
- Ngủ đủ giấc, không thức khuya và ngủ đúng giờ.
Thực hiện các bài tập giảm suy nhược thần kinh
Theo một số nghiên cứu, các bài tập yoga, thiền,… giúp cơ thể sản sinh axit gamma-aminobutyric (GABA) và serotonin giúp chống lại suy nhược thần kinh. Sau đây là một số bài tập bạn có thể áp dụng mỗi ngày:
- Động tác yoga – tư thế em bé: Bạn cần thực hiện tư thế quỳ ngồi trên gối, hai tay thả lỏng hai bên người. Thân người cúi gập về phía trước cho đến khi trán chạm sàn. Bạn nên lặp lại động tác này từ 5 đến 10 lần trước khi ngủ để đem lại hiệu quả tốt nhất.

- Động tác thiền định: Bạn cần ngồi trong không gian yên tĩnh và trên một mặt phẳng, tạo thành một đường thẳng giữa đầu, cổ và lưng. Hai chân cần khoanh lại sao cho đùi và bắp chân tạo thành góc 90 độ, mắt cá chân và đầu gối giữ thẳng. Hai tay đặt lên đầu gối, mắt khép hờ, vai, cằm và hai tay thả lỏng và tiến vào trạng thái thiền.

Bài viết đã giải đáp thắc mắc: “Suy nhược thần kinh có tự khỏi không?”. Suy nhược thần kinh có thể xảy ra đối với mọi người. Vì vậy, bạn nên duy trì lối sống lành mạnh và thực hiện các bài tập đã kể trên để ngăn ngừa và giảm triệu chứng của suy nhược thần kinh hiệu quả ngay tại nhà.
Lưu ý: thông tin trong bài viết chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị bệnh. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.