Vitamin B12 hay còn gọi là cobalamin là một loại vitamin thiết yếu mà cơ thể không tự sản xuất được. Ngoài một số thực phẩm thực vật, vitamin B12 còn có trong thực phẩm có nguồn gốc động vật hoặc bổ sung ở dạng uống hoặc tiêm.
Kiến thức tổng quát về vitamin B12
Vitamin B12 là một loại vitamin thuộc họ vitamin B, là một loại vitamin tan trong nước cần thiết cho sự phát triển bình thường và chức năng của các tế bào thần kinh và máu. Vitamin B12 không thể được tổng hợp bởi cơ thể, vì vậy nó phải được bổ sung từ thực phẩm hoặc bằng thực phẩm chức năng chứa vitamin B12.
Vitamin B12 thường được tìm thấy trong thực phẩm động vật như thịt, cá, trứng, sữa và các sản phẩm từ sữa. Một số thực phẩm chay hoặc thuần chay được bổ sung vitamin B12, nhưng trong trường hợp này, người dùng cần kiểm tra kỹ để đảm bảo sản phẩm của mình đã được bổ sung vitamin B12.
Vitamin B12 có tác dụng gì đối với làn da?
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh vitamin B12 không chỉ cải thiện sức khỏe mà còn giúp duy trì làn da đẹp. Vậy vitamin B12 có tác dụng gì đối với làn da mà lại đóng vai trò quan trọng như vậy?
Vitamin B12 có tác dụng kích thích sản xuất niacinamide, góp phần đáng kể trong việc ngăn ngừa lão hóa da và các bệnh ngoài da. Không những thế còn cân bằng độ ẩm, kiểm soát bã nhờn, bảo vệ da khỏi bụi bẩn, ngăn ngừa mụn viêm nhiễm. Làn da luôn tươi trẻ, rạng rỡ và mịn màng nhờ Vitamin B12.
Do đó, vitamin B12 không chỉ hỗ trợ phục hồi các tổn thương trên da mà còn nuôi dưỡng da, giúp da sáng mịn, hồng hào. Muốn có làn da khỏe đẹp thì bạn phải chú ý cung cấp đủ vitamin cho cơ thể.
Một số tác dụng phụ khi dùng vitamin B12
Vitamin B12 khá an toàn và hiếm khi xảy ra tác dụng phụ khi sử dụng ở liều lượng bình thường. Các tác dụng phụ có thể xảy ra khi uống vitamin B12 quá liều, bao gồm:
- Rối loạn da như mụn trứng cá và viêm da, phát ban.
- Uống hơn 1.000 microgam vitamin B cũng dẫn đến tai biến mạch máu ở người bệnh thận
- Nồng độ vitamin B12 trong máu cao ở phụ nữ mang thai có thể làm tăng nguy cơ tự kỷ ở trẻ sau này.
- Phản ứng dị ứng với chất bổ sung vitamin B12 rất hiếm, nhưng đã có một số báo cáo về phản ứng dị ứng có thể gây ra các triệu chứng như sưng tấy, ngứa da và sốc phản vệ.
Hướng dẫn bổ sung vitamin B12 một cách khoa học
Để có được lượng vitamin B12 phù hợp, hãy làm theo hướng dẫn về liều lượng của bác sĩ. Liều khuyến cáo cho người từ 14 đến 50 tuổi là 2,4 mcg một ngày. Tuy nhiên, tùy theo độ tuổi, giới tính, tình trạng thừa hay thiếu vitamin B12 mà lượng cung cấp có thể tăng nhiều hơn.
Người trên 50 tuổi
Người cao tuổi dễ bị thiếu vitamin B12 do kém hấp thu chất dinh dưỡng. Vì vậy, có đến 62% người cao tuổi có nồng độ vitamin B12 trong máu thấp hơn bình thường và cần bổ sung bằng cách uống trực tiếp hoặc thực phẩm chức năng.
Phụ nữ có thai
Phụ nữ mang thai cũng cần được đáp ứng nhu cầu vitamin B12 nhiều hơn bình thường để đảm bảo sức khỏe tối ưu và nuôi dưỡng thai nhi. Thiếu vitamin B12 ở phụ nữ mang thai làm tăng nguy cơ sinh non, dị tật bẩm sinh và trẻ nhẹ cân. Liều bổ sung khuyến cáo cho nhóm đối tượng này là 2,6 μg mỗi ngày và cần bổ sung thêm nếu chế độ ăn hàng ngày không lý tưởng.
Phụ nữ cho con bú
Một phần vitamin B12 được cơ thể mẹ hấp thụ sẽ chuyển vào sữa mẹ cho bé. Đối tượng này được khuyên nên tiêu thụ 2,8 microgam vitamin B12 mỗi ngày.
Người ăn chay
Những người ăn chay thường bị thiếu vitamin B12 do không ăn loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng này. Vì vậy, để đáp ứng lượng vitamin B12 khuyến nghị là 2,4 microgam mỗi ngày, ngoài chế độ ăn cần tăng cường bằng đường uống trực tiếp hoặc thực phẩm chức năng.
Người bị thiếu năng lượng hoặc suy dinh dưỡng mãn tính
Những đối tượng này cần bổ sung 1mg vitamin B12 mỗi ngày trong 1 tháng đầu tiên. Sau đó trong vài tháng tiếp theo, chỉ cần duy trì liều lượng vitamin B12 là 125 đến 250 mcg.
Hy vọng với những chia sẻ trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc vitamin B12 có tác dụng gì cho da và liều lượng bổ sung vitamin B12 đối với từng đối tượng. Người cao tuổi, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, người ăn chay trường hoặc người bị suy giảm khả năng hấp thụ vitamin B12 nên cân nhắc bổ sung dưỡng chất này qua thực phẩm chức năng hoặc đường tiêm, uống trực tiếp. Cần tham khảo ý kiến bác sĩ và tuân thủ đúng hướng dẫn bổ sung vitamin B12 để không ảnh hưởng đến sức khỏe.
Xem thêm: Vitamin B12 có trong rau gì?
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, tuyệt đối không làm theo hướng dẫn của bài viết.