Thứ hai, Tháng mười hai 23, 2024
spot_img
HomeSức Khỏe Gia ĐìnhTại sao bạn bị lạnh sống lưng khi ngủ? Cách để phòng...

Tại sao bạn bị lạnh sống lưng khi ngủ? Cách để phòng ngừa hiệu quả


Lạnh sống lưng khi ngủ là triệu chứng khá phổ biến, đặc biệt là với người bước sang tuổi trung niên. Triệu chứng này làm chất lượng cuộc sống đi xuống cũng như là mối lo về sức khỏe. Vậy khi nào lạnh sống lưng là dấu hiệu của bệnh? Phòng tránh triệu chứng này như thế nào? Bài viết bật mí cụ thể đến bạn về những thắc mắc này.

Tại sao bạn bị lạnh sống lưng khi ngủ?

Lạnh sống lưng chính là cảm giác vùng cột sống bị lạnh và bạn thường rùng mình trong vài phút hoặc cả đêm khi ngủ. Chúng khiến bạn ngủ không ngon giấc cũng như trạng thái sống lưng không được khoẻ khoắn hoàn toàn. Vậy nguyên nhân khiến bạn bị lạnh sống lưng vào ban đêm là gì?

Thời tiết

Không riêng gì người già, người trẻ cũng có thể bị lạnh sống lưng trong lúc ngủ khi thời tiết quá lạnh. Đặc biệt môi trường ngủ lạnh như bật điều hoà ở nhiệt độ thấp, phòng ẩm thấp khiến cơ thể hạ nhiệt nhanh và ngay lập tức cột sống lưng có cảm giác tê tê và bạn bị rùng mình, ớn lạnh khi ngủ.

Nhiệt độ có thể khiến bạn bị lạnh sống lưng khi ngủ

Thiếu máu

Thiếu máu là bệnh lý nguy hiểm nếu bạn không can thiệp kịp thời. Một khi bạn lạnh sống lưng khi ngủ và cảm giác này diễn ra thường xuyên thì nên cân nhắc thăm khám bác sĩ bởi đây là dấu hiệu điển hình của thiếu máu. Bởi khi cơ thể không đủ máu, các cơ quan và bộ phận không được cung cấp oxy, dưỡng chất và từ đó cảm giác ớn lạnh xảy ra. Ngoài ra khi thiếu máu, cơ thể còn biểu hiện một số dấu hiệu đi kèm như da nhợt nhạt, nhịp tim bất thường, đau đầu.

Xem thêm  Các bài tập uốn dẻo hiệu quả và những lưu ý khi tập luyện

Giảm cân quá đà

Một trong những tác hại xấu khi bạn giảm cân quá nhanh là mất nước, mất cơ bắp. Việc cơ thể đủ nước giúp cho quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh hơn, ổn định thân nhiệt. Vậy nên khi bạn uống ít nước thì cơ thể nhanh hạ nhiệt khi ngủ, sống lưng tê lạnh về đêm. Bên cạnh đó những ai giảm cân nhanh, đặc biệt là dựa trên phương pháp nhịn ăn thì rất dễ mất cơ. Khi khối lượng cơ thấp thì bạn không đủ năng lượng để duy trì thân nhiệt và dễ bị lạnh sống lưng.

Hạ đường huyết

Những bệnh nhân bị đái tháo đường chắc hẳn không xa lạ gì với cảm giác ớn lạnh sống lưng. Đặc biệt nếu bạn bị hạ đường huyết một cách đột ngột thì còn có những dấu hiệu đi kèm như đổ nhiều mồ hôi, mờ mắt, ngứa miệng, tay chân hay tê rần. Để tránh gặp các biến chứng nguy hiểm thì bạn cần đưa lượng đường vào cơ thể nhanh nhất. Những ai bị giảm lưu lượng tuần hoàn máu cũng gặp tình trạng lạnh sống lưng tương tự.

Lạnh sống lưng khi ngủ: Nguyên nhân, cách phòng tránh 2
Ớn lạnh có thể là dấu hiệu của triệu chứng hạ huyết áp

Ngoài những nguyên nhân kể trên, việc cơ thể ớn lạnh ở sống lưng còn xuất hiện khi bạn thiếu ngủ, stress, suy dinh dưỡng hay gặp phải tác dụng phụ của thuốc khi điều trị bệnh mãn tính.

Liệu lạnh sống lưng khi ngủ có là dấu hiệu nguy hiểm?

Như đã đề cập lạnh sống lưng phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân và chúng cũng là một trong những dấu hiệu của bệnh đang tiến triển mà bạn không thể thờ ơ. Thiếu máu, suy giáp, bệnh Raynaud là các căn bệnh mà người mắc thường xuất hiện biểu hiện lạnh sống lưng về đêm.

Xem thêm  Tìm hiểu bệnh hở van tim có chữa được không?

Nếu bạn mắc thiếu máu, giải pháp lúc này là bạn phải cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể, ngủ đủ giấc và sinh hoạt lành mạnh để hệ tuần hoàn máu được hoạt động ổn định. Đây là cách can thiệp cho những ai thiếu máu do lối sống và chế độ dinh dưỡng không khoa học. Nếu bệnh có nguyên căn khác thì buộc phải điều trị với thuốc.

Một khi mắc bệnh suy giáp, bạn dễ bị lạnh sống lưng khi ngủ bởi tuyến giáp rối loạn thì chức năng trao đổi chất cũng bị kéo theo và các cơn ớn lạnh xuất hiện. Theo các nghiên cứu chỉ ra, tuyến giáp suy yếu khiến cơ thể không tiết ra đủ hormone cần thiết, từ đó chức năng điều hoà thân nhiệt bị chậm và gây cảm giác bất thường về nhiệt trên cơ thể. Tương tự bệnh Raynaud cũng khiến bạn bị lạnh tê ở nhiều bộ phận cơ thể như tay, chân, sống lưng, mũi, môi. Ngay lúc này điều bạn cần làm là quan sát dấu hiệu ớn lạnh của bản thân, nếu chúng lặp đi lặp lại nhiều lần và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ thì phải ngay lập tức thăm khám bác sĩ.

Lạnh sống lưng khi ngủ: Nguyên nhân, cách phòng tránh 3
Lạnh sống lưng có thể là dấu hiệu của thiếu máu, suy tuyến giáp, Raynaud

Cách phòng triệu chứng lạnh sống lưng khi ngủ

Sau khi hiểu nguyên nhân gây ra các cơn ớn lạnh, bạn cần quan tâm cách phòng triệu chứng này xảy ra:

  • Chăm lo cho giấc ngủ: Bạn cần ngủ đủ giấc từ 7 – 8 tiếng mỗi ngày. Đặc biệt cần tạo môi trường ngủ có nhiệt độ phù hợp, đặc biệt là vào mùa đông.
  • Chế độ ăn uống khoa học: Bạn phải uống đủ nước mỗi ngày để hạn chế tình trạng mất nước. Đặc biệt ngừa thiếu máu với việc bổ sung các thực phẩm giàu sắt, vitamin B12. Để hạn chế mắc các bệnh liên quan đến tuyến giáp, hãy hạn chế ăn thực phẩm chế biến sắn, ưu tiên ăn thực phẩm thuộc nhóm chất béo lành mạnh như dầu oliu, ngũ cốc, quả bơ.
  • Tập thể dục đều đặn: Bạn cần duy trì thói quen tập thể dục thể thao mỗi ngày. Các bài tập vận động như chạy bộ, đi bộ, đạp xe đạp giúp hệ tuần hoàn thực hiện tốt chức năng vốn có, cải thiện lưu lượng máu đến cơ thể.
  • Khám sức khỏe định kỳ: Bạn cần thăm khám bác sĩ 6 tháng mỗi lần để tầm soát bệnh. Các dấu hiệu như ớn lạnh sống lưng, tê tay chân được phát hiện rõ nguyên nhân hơn qua các lần thăm khám này.
Xem thêm  Phòng ngừa và điều trị dị ứng hành tây như thế nào?

Trên đây là những chia sẻ về lạnh sống lưng khi ngủ. Nếu bạn đang có dấu hiệu này và băn khoăn về sức khoẻ thì không thể bỏ qua bài viết hôm nay.

Xem thêm: Bị ớn lạnh sau sinh: Nguyên nhân, cách xử trí và phòng ngừa



Theo Nhà Thuốc Long Châu

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, tuyệt đối không làm theo hướng dẫn của bài viết.

Bài viết liên quan
- Advertisment -spot_img

Bài viết mới

Recent Comments