Thứ hai, Tháng mười hai 23, 2024
spot_img
HomeTiêm ChủngCó nên tiêm vắc xin cho phụ nữ mang thai hay không?...

Có nên tiêm vắc xin cho phụ nữ mang thai hay không? Nên tiêm vắc xin nào?


Mang thai là một giai đoạn đặc biệt trong cuộc đời của một người phụ nữ, và việc bảo vệ sức khỏe của mẹ và thai nhi là ưu tiên hàng đầu. Việc quyết định liệu có nên tiêm vắc xin hay không và chọn loại vắc xin phù hợp khi mang thai là băn khoăn của nhiều mẹ bầu.

Có nên tiêm vắc xin cho phụ nữ mang thai hay không?

Tiêm vắc xin cho phụ nữ mang thai là một phần quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Một số vắc xin được khuyến nghị cho phụ nữ mang thai giúp bảo vệ mẹ và truyền kháng thể cho thai nhi trước khi sinh. Điều này giúp bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi một số bệnh có thể nguy hiểm đến tính mạng của trẻ nhỏ.

Tiêm vắc xin cho phụ nữ mang thai là điều cần thiết

Việc tiêm vắc xin cho phụ nữ mang thai nên được thực hiện dưới sự giám sát và chỉ định của các chuyên gia y tế. Bác sĩ hoặc chuyên viên y tế tại trung tâm tiêm chủng sẽ đưa ra các khuyến nghị cụ thể và quyết định về việc tiêm vắc xin phù hợp dựa trên tình trạng sức khỏe của mẹ và thai nhi, cũng như các yếu tố riêng của từng trường hợp.

Mang thai nên tiêm vắc xin nào?

Theo khuyến nghị của Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (U.S. CDC), các sản phụ nên tiêm vắc xin ho gà (có thành phần trong vắc xin Tdap) và vắc xin phòng cúm trong mỗi lần mang thai.

Xem thêm  Cách hạ sốt cho trẻ sau khi tiêm phòng mà bố mẹ cần biết

Vắc xin phòng cúm

Cúm có thể gây hậu quả nghiêm trọng đặc biệt khi mang thai, với nguy cơ biến chứng và cần nhập viện cao hơn so với những người không mang thai. Phụ nữ mang thai có nguy cơ nặng hơn khi mắc cúm do sự thay đổi chức năng miễn dịch, tim và phổi trong thai kỳ. Tiêm vắc xin cúm không chỉ bảo vệ sản phụ mà còn bảo vệ thai nhi, vì trẻ em dưới 6 tháng tuổi quá nhỏ để tiêm vắc xin và có nguy cơ cao bị biến chứng nghiêm trọng nếu nhiễm virus cúm. Vì vậy, tiêm vắc xin cúm trong thai kỳ là cách tốt nhất để bảo vệ em bé sơ sinh khỏi cúm.

Vắc xin cúm được sản xuất từ virus bất hoạt, nên an toàn cho bà mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, nên tránh tiêm vắc xin cúm xịt mũi vì loại này là virus sống giảm độc lực.

Vắc xin ho gà

Ho gà có thể gây nguy hiểm đến tính mạng, đặc biệt đối với trẻ sơ sinh. Khoảng 7 trong 10 trường hợp tử vong do ho gà xảy ra ở trẻ nhỏ dưới 2 tháng tuổi. Do đó, bà mẹ mang thai tiêm vắc xin ho gà để tạo ra kháng thể bảo vệ cho cả bà mẹ và thai nhi trước khi sinh. Kháng thể này sẽ bảo vệ trẻ ở mấy tháng đầu sau sinh trước khi trẻ đủ tháng để tiêm vắc xin ho gà.

U.S. CDC khuyến nghị tiêm vắc xin ho gà trong khoảng tuần 27 đến tuần 36 của mỗi lần mang thai, tốt nhất là trong 3 tháng đầu.

Xem thêm  Vắc xin 6 trong 1 Infanrix Hexa (Bỉ) và Hexaxim (Pháp) cái nào tốt hơn?
co-nen-tiem-vac-xin-cho-phu-nu-mang-thai-hay-khong-nen-tiem-vac-xin-nao-2.jpg
Phụ nữ mang thai nên tiêm vắc xin phòng bệnh truyền nhiễm

Các loại vắc xin khác

  • Viêm màng não mô cầu: Nếu phụ nữ mang thai làm việc trong phòng thí nghiệm hoặc đi du lịch đến các nước có nguy cơ viêm màng não mô cầu, có thể cần tiêm vắc xin viêm màng não mô cầu.
  • Viêm gan B: Nếu bà mẹ có viêm gan B, cần xét nghiệm và tiêm vắc xin để bảo vệ trẻ khi sinh.
  • Viêm gan A: Đối với phụ nữ mang thai có tiền sử viêm gan mạn tính, có thể được khuyên dùng vắc xin viêm gan A.
  • Vắc xin khi đi du lịch: Phụ nữ mang thai có kế hoạch du lịch quốc tế cần tư vấn bác sĩ về việc tiêm các loại vắc xin ít nhất 4 đến 6 tuần trước khi đi du lịch.

Những lưu ý khi tiêm phòng vắc xin cho phụ nữ mang thai

Các loại vắc xin được khuyến cáo sử dụng cho phụ nữ mang thai đều được coi là an toàn và có hiệu quả trong việc bảo vệ sức khỏe của mẹ và thai nhi. Các tác dụng phụ thường gặp sau tiêm vắc xin như đau, đỏ, hoặc sưng tại vị trí tiêm, đau cơ, cảm thấy mệt, và sốt thường là nhẹ và tạm thời. Những tác dụng phụ này thường tự giảm đi và không gây nguy hiểm đến sức khỏe.

Rất ít trường hợp có báo cáo về các vấn đề nghiêm trọng liên quan đến vắc xin trong thai kỳ. Tuy nhiên, những lợi ích của việc tiêm vắc xin trong việc ngăn chặn các bệnh nguy hiểm và bảo vệ sức khỏe của mẹ và thai nhi vẫn được đánh giá cao hơn so với nguy cơ của các tác dụng phụ có thể xảy ra.

Xem thêm  Trẻ 3 tuổi tiêm phòng mũi gì? Những vấn đề cần lưu ý khi cho trẻ đi tiêm phòng
co-nen-tiem-vac-xin-cho-phu-nu-mang-thai-hay-khong-nen-tiem-vac-xin-nao.jpg
Sau tiêm vắc xin bạn có thể thấy đau vị trí tiêm, mệt và sốt nhẹ tạm thời

Quan trọng nhất, phụ nữ mang thai nên thảo luận và nhận lời khuyên từ bác sĩ hoặc nhà cung cấp dịch vụ y tế để có thông tin chi tiết và cá nhân hóa về việc tiêm vắc xin trong thai kỳ.

Trung tâm Tiêm chủng Long Châu tự hào là đơn vị có các loại vắc xin thế hệ mới nhất từ các nhà sản xuất hàng đầu thế giới, toàn bộ vắc xin đều được nhập khẩu chính hãng từ các nhà sản xuất lớn trên thế giới, Tiêm chủng Long Châu cung cấp nhiều dịch vụ tiêm chủng linh hoạt theo yêu cầu của Quý khách: Tiêm lẻ, tiêm theo yêu cầu, mua đặt giữ vắc xin theo yêu cầu, đặt giữ vắc xin online,… Mời quý khách đăng ký thông tin tiêm chủng tại đây để tiết kiệm thời gian khi đến trung tâm làm thủ tục và hưởng thêm nhiều chính sách ưu đãi khác.



Theo Nhà Thuốc Long Châu

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, tuyệt đối không làm theo hướng dẫn của bài viết.

Bài viết liên quan
- Advertisment -spot_img

Bài viết mới

Recent Comments