Thứ hai, Tháng mười hai 23, 2024
spot_img
HomeTiêm ChủngCách vệ sinh vết tiêm phòng lao như thế nào?

Cách vệ sinh vết tiêm phòng lao như thế nào?


Tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh giúp xây dựng hàng rão miễn dịch chủ động đối với bệnh lao cho bé. Tuy nhiên, sau khi tiêm phòng lao vùng tiêm thường sẽ có một số phản ứng sưng mủ và hình thành sẹo. Trong trường hợp vùng tiêm phản ứng mạnh hơn, có thể gây khó chịu cho trẻ nhỏ và lo lắng cho phụ huynh. Chúng ta sẽ tìm hiểu cách vệ sinh vết tiêm phòng lao an toàn cho trẻ.

Tiêm phòng lao là gì?

Vắc xin phòng lao BCG có nhiệm vụ ngăn ngừa bệnh lao (tuberculosis – TB), một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Vắc xin chứa một dạng vi khuẩn lao, nhưng vi khuẩn này đã được làm yếu đi, không còn khả năng gây ra bệnh lao. Thay vì gây bệnh, vi khuẩn trong vắc xin BCG đã được thay đổi để kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể tạo ra kháng thể chống lại vi khuẩn lao, giúp bảo vệ cơ thể khỏi bệnh lao.

Tiêm vắc xin phòng lao BCG cho trẻ

Vắc xin phòng lao BCG có khả năng bảo vệ trẻ khỏi lao viêm màng não với mức độ bảo vệ lên đến 70%. Ngoài ra, vắc xin BCG cũng hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh loét Buruli và các dạng khác của khuẩn lao không điển hình. Điều quan trọng là chỉ cần tiêm một liều duy nhất của vắc xin BCG và không cần tiêm các liều nhắc lại sau đó.

Một số lưu ý khi tiêm phòng lao

Vắc xin phòng lao BCG đóng vai trò quan trọng trong việc phòng và kiểm soát bệnh lao, giúp cơ thể tạo hàng rào miễn dịch chủ động để bảo vệ cơ thể khỏi bệnh lao.

Xem thêm  Tầm quan trọng của việc tiêm vacxin cho học sinh

Vắc xin phòng lao BCG được chỉ định cho các trường hợp sau:

  • Nhóm trẻ sơ sinh: Có tuổi thai ≥ 34 tuần tuổi (bao gồm sau hiệu chỉnh tuần tuổi) có cân nặng ≥ 2000 g.
  • Nhóm người chưa được tiêm phòng: Đây là những người chưa có vết sẹo đặc trưng của vắc xin phòng lao.
  • Những đối tượng có phản ứng Tuberculin âm tính: Điều này áp dụng cho những người chưa từng tiếp xúc với vi khuẩn lao hoặc chưa có dấu hiệu nhiễm lao.

Lưu ý về quá trình tiêm chủng vắc xin BCG:

  • Vắc xin BCG nên được tiêm cho trẻ sơ sinh trong vòng 1 tháng sau khi chào đời càng sớm càng tốt.
  • Vắc xin BCG chỉ cần một liều duy nhất, không cần tiêm lại, và thể tích tiêm là 0,1 ml.
  • Không nên sử dụng vắc xin BCG nếu nó đã quá hạn sử dụng, bị ẩm hoặc dính.
Cách vệ sinh vết tiêm phòng lao như thế nào? 1
Vắc xin phòng lao BCG được chỉ định tiêm cho những đối tượng có sức khỏe tốt và chưa mắc bệnh lao

Các tình huống có thể được khuyến nghị trì hoãn tiêm vắc xin BCG bao gồm:

  • Trẻ có cân nặng dưới 2.000 g hoặc sinh non dưới 34 tuần tuổi thai.
  • Trẻ có bệnh lý cấp tính hoặc bệnh lý bẩm sinh chưa được điều trị ổn định.
  • Trẻ trên 1 tháng tuổi bị vàng da từ mức độ trung bình trở lên.
  • Trẻ sơ sinh có dấu hiệu vàng da sớm, tiến triển nhanh trong 3 ngày đầu sau sinh hoặc vàng da Kramer từ vùng 3 trở lên, hoặc vàng da Kramer vùng 2 kéo dài hơn 3 tuần, hoặc bất kỳ mức độ vàng da nào kèm theo triệu chứng bỏ bú, sốt, quấy khóc, li bì…
  • Người nghi ngờ bị suy giảm miễn dịch. 
  • Từng điều trị corticoid liều cao, hóa trị và xạ trị < 14 ngày tính đến thời điểm tư vấn tiêm chủng.
Xem thêm  Vắc xin MR là gì? Những lưu ý khi đưa trẻ đi tiêm

Nếu thuộc một trong các trường hợp kể trên, trước khi thực hiện tiêm vắc xin phòng lao, bệnh nhân cần được bác sĩ thăm khám và kiểm tra sức khỏe để đảm bảo an toàn và tránh biến chứng sau tiêm.

Cách vệ sinh vết tiêm phòng lao như thế nào?

Vắc xin phòng lao BCG thường được tiêm sớm trong vòng 1 tháng đầu sau khi bé chào đời. Sau tiêm, vùng tiêm sẽ sưng lên và hình thành một vết sẹo. Nếu bé đã tiêm vắc xin BCG hơn 1 tháng mà vùng tiêm sưng lên và bắt đầu có mủ, phụ huynh cần lưu ý không nên nặn mủ mà chỉ cần vệ sinh vùng tiêm để tránh nhiễm trùng. Nếu vùng tiêm sưng đỏ, chảy mủ nhiều khiến né khó chịu hoặc bé quấy khóc nhiều, cần đưa bé đến bác sĩ để kiểm tra và tư vấn thêm.

Mặc cho bé những bộ quần áo nhẹ nhàng và thoải mái, tránh áo liền quần bằng len hoặc các loại quần áo gây khó chịu và ngứa cho bé.

Tiếp tục tắm và vệ sinh cho bé như bình thường, nhưng hãy lưu ý để lau khô vùng tiêm sau khi tắm và để cho nó được tiếp xúc với không khí.

Cách vệ sinh vết tiêm phòng lao như thế nào? 2
Cách vệ sinh vết tiêm phòng lao theo hướng dẫn của bác sĩ và nhân viên y tế

Nếu vùng tiêm BCG có triệu chứng vỡ mủ và có dịch rỉ nhiều, bạn có thể làm sạch nó bằng gạc đã được ngâm trong nước đun sôi và để nguội. Sau đó, dùng gạc nhẹ nhàng lau vùng tiêm BCG của bé. Trong trường hợp cần thiết, bạn có thể sử dụng tăm bông cồn vô trùng để làm sạch vùng tiêm, tốt nhất nên có sự hướng dẫn và hỗ trợ của nhân viên y tế.

  • Vùng tiêm cần được giữ sạch và khô thoáng để ngăn nhiễm trùng.
  • Chỉ nên sử dụng nước sạch hoặc nước ấm để làm sạch vùng tiêm khi cần thiết.
  • Tuyệt đối không nên sử dụng chất sát trùng, thuốc mỡ hoặc kem bôi lên vị trí sau tiêm.
  • Không nên dùng băng dán trực tiếp lên vùng tiêm. Trong trường hợp cần băng bó, nên sử dụng băng khô và dán hai bên vùng tiêm để đảm bảo lưu thông không khí.
Xem thêm  Lịch tiêm chủng cho trẻ từ 1 đến 10 tuổi chi tiết theo Bộ Y tế quy định

Tiêm vắc xin phòng lao kịp thời giúp kích thích cơ thể tạo ra miễn dịch chủ động đặc hiệu, từ đó cung cấp sức đề kháng mạnh mẽ để ngăn ngừa các bệnh nguy hiểm cho bé. Trung tâm tiêm chủng Long Châu cung cấp vắc xin BCG phòng lao cho trẻ, để đăng ký tiêm vắc xin hoặc tư vấn về lịch tiêm chủng quý khách có thể liên hệ tổng đài 1800 6928 của chúng tôi.

Xem thêm: 

T

rẻ đi tiêm phòng lao về có nên tắm không? 

Vết tiêm lao mưng mủ sau 1 tháng có sao không?



Theo Nhà Thuốc Long Châu

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Chuyên viên y tế để được tư vấn cho từng trường hợp Bệnh cụ thể, tuyệt đối không làm theo hướng dẫn của bài viết.

Bài viết liên quan
- Advertisment -spot_img

Bài viết mới

Recent Comments